Day #15: “Trách nhiệm độc hại” (False Responsibility)
Khi làm việc nhóm, bạn có thường hay ôm đồm nhiều task, vì cả nể, hay…vì suy nghĩ taowork hơn teamwork?!
Trách nhiệm độc hại là gì?
Là xu hướng tự gánh vác mọi trách nhiệm cho bản thân, cho dù đó không phải là lỗi của bạn hoặc bạn không có khả năng kiểm soát. Trách nhiệm độc hại là một phần trong tâm lý chiều lòng (people pleasing). Với những người mắc hiện tượng tâm lí này thường nhạy cảm với tâm trạng người khác, và dễ ôm việc để chiều ý họ ngay cả khi không thuộc phận sự của mình.
👉Nó có thể dẫn đến nhiều tác hại như:
⭐Căng thẳng, lo lắng, và trầm cảm: Việc ôm đồm quá nhiều trách nhiệm có thể khiến bạn cảm thấy áp lực, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
⭐Mất đi niềm tin vào bản thân: Khi liên tục đổ lỗi cho bản thân, bạn sẽ dần mất đi niềm tin vào khả năng của chính mình.
⭐Khó khăn trong việc phát triển bản thân: Việc tập trung quá nhiều vào việc sửa chữa lỗi lầm hoặc gánh vác trách nhiệm cho người khác có thể khiến bạn bỏ bê bản thân và bỏ lỡ cơ hội phát triển.
👉Sợ mất lòng nên ôm việc, và hậu quả là…
Trách nhiệm độc hại lâu dài có thể khiến bạn “tự hủy” ở môi trường làm việc nhóm như trường học, đại học, công sở. Bạn bắt đầu đặt áp lực lên bản thân ngày một nhiều nhưng lại mất khả năng nhờ cậy người khác hỗ trợ hay lên tiếng cho bản thân. Lúc này teammate, giáo viên, cấp trên hay đồng nghiệp chỉ thấy bạn trễ nải, đánh mất uy tín.
👉Một số giải pháp để thoát khỏi “bao tải trách nhiệm”:
⭐Học cách nói "không": Bạn không cần phải gật đầu đồng ý mọi việc. Hãy học cách từ chối những việc mà bạn không thể hoặc không muốn làm.
⭐Nhận thức được giá trị của bản thân: Hãy nhớ rằng bạn không hoàn hảo và không thể làm hài lòng tất cả mọi người.
⭐Thiết lập ranh giới: Hãy đặt ra ranh giới rõ ràng giữa bản thân và người khác.
⭐Tìm kiếm sự giúp đỡ: Đừng ngại chia sẻ gánh nặng, chủ động đề xuất giải pháp cho 1,2 thành viên/nhân sự khác cứu bồ lúc quá tải.
⭐Thực hành lòng tự compassion: Hãy học cách tha thứ cho bản thân và yêu thương chính mình. Ngưng đổ lỗi cho bản thân và tập trung vào công việc chính.
================================================================
Bản thân mình cũng từng mắc phải “False Responsibility”. Nói thật lúc ý mình thấy khổ sở lắm, than thân trách phận 😣 kiểu bản thân sức không nổi mà cứ cố….
Nhưng rồi một người teammate mình từng làm cùng đã thẳng thắn nhận xét, đề xuất chia sẻ công việc. Sau đó, mình mới cân bằng được trạng thái và làm việc, học tập năng suất hơn, lại còn không bị mất lòng nhau⭐
================================================================
Bạn có từng mắc phải “False Responsibility” không? Nếu có, cách bạn xử lý vấn đề như thế nào?
Bài viết được truyền cảm hứng từ post instargram của Vietcetera:
#wotn5 #Day15
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.